Whiskas imagery

Tìm kiếm

Nhập từ khóa để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm

Sán dây ở mèo và cách chữa trị

Mèo cưng của chúng ta dễ bị nhiễm ký sinh trùng và giun, có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Mèo có nguy cơ nhiễm giun và ký sinh trùng khi phiêu lưu ngoài trời. Sán dây ở mèo là hiện tượng phổ biến mà nguyên nhân là do mèo tiếp xúc với phân nhiễm sán hoặc trứng sán. Ngoài ra, mèo cũng có thể bị nhiễm giun khi tiếp xúc gần với mèo và động vật khác, hay thậm chí khi vô tình ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn và phân. Mèo cũng thường nuốt phải trứng hoặc phân của các loại giun mèo trong khi tự chải lông.

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm giun ở mèo

Người nuôi mèo cần chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng mèo bị nhiễm giun nói chung cũng như triệu chứng nhiễm các loại giun cụ thể như sán dây và giun tròn ở mèo trong bài viết này, và điều trị giun sán cho mèo nếu cần. 

  1. Ký sinh trùng và các loại giun ở mèo thường được tìm thấy trong dạ dày và đường ruột nên hai trong số những triệu chứng nhiễm giun ở mèo phổ biến là tiêu chảy và nôn.
  2. Sán dây ở mèo cũng có thể dẫn đến chán ăn, sụt cân nhanh, rặn và gắng sức khi đại tiện, phân sẫm màu và nước tiểu lẫn máu.
  3. Trứng ký sinh trùng và giun ở mèo có thể được tìm thấy trong phân của mèo bị nhiễm giun, cũng như ở vùng dưới đuôi và hậu môn.
  4. Sán dây ở mèo cũng có thể gây hôn mê, ho, khó thở, đột quỵ và co giật.
  5. Vết thương hở và tổn thương trên da cũng là dấu hiệu nhiễm các loại giun mèo.

Giun có gây đau đớn cho mèo không?

Nhiều loại giun gây ra những cơn đau đáng kể ở mèo. Giun móc ở mèo bám vào thành ruột, gây chảy máu và sưng tấy. Hơn nữa, nếu không được điều trị, giun móc ở mèo có thể dẫn đến nguy cơ tử vong còn sán dây ở mèo có thể gây thiếu máu tiến triển, sụt cân, nhiễm trùng da và mù lòa. 

Các loại giun mèo

Giun tròn

Giun tròn ở mèo rất dễ lây. Giun tròn ở mèo có thân tròn như sợi mì và thường được tìm thấy trong ruột. Các triệu chứng nhiễm giun tròn ở mèo bao gồm nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, chán ăn và mệt mỏi. Giun tròn ở mèo cũng có thể truyền sang con người khi tiếp xúc gần.

Giun móc

Giun móc ở mèo thường được quan sát thấy ở mèo con và mèo nhỏ. Các triệu chứng nhiễm giun móc ở mèo bao gồm sụt cân và giảm hồng cầu nhanh chóng, thường dẫn đến thiếu máu.

Sán dây

Tương tự giun tròn và giun móc ở mèo, sán dây ở mèo với cơ thể dài và dẹt cũng thường được tìm thấy trong ruột. Tuy nhiên, sán dây ở mèo rất khó chẩn đoán ở mèo trưởng thành, cần thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên nếu bạn nghi ngờ mèo nhà mình nhiễm sán dây. Ngoài ra, sán dây ở mèo cũng có thể biểu hiện ở các triệu chứng như sụt cân nhanh, bộ lông kém mượt mà, rặn và gắng sức khi đại tiện và khó chịu quanh hậu môn.

Giun tim

Giun tim ở mèo, đúng như tên gọi, là loài ký sinh trùng tìm thấy trong tim và mạch máu của mèo, và có thể gây ra tổn thương đáng kể. Giun tim ở mèo cần lưu tâm vì nếu không được điều trị thì gây nguy cơ gây tử vong cao ở mèo thuộc mọi nhóm tuổi. Các triệu chứng nhiễm giun tim ở mèo bao gồm khó thở, nhịp tim không đều, ho và nôn.

Sán lá phổi

Mặc dù hiếm gặp nhưng mèo vẫn có thể mắc sán lá phổi do uống phải nước bị nhiễm bẩn hoặc qua tiếp xúc gần với các con vật khác đã bị nhiễm loại sán này. Nhiễm sán lá phổi có thể gây triệu chứng nặng bao gồm ho, nôn mửa và tiêu chảy nếu không được điều trị.

Giun tóc

Giun tóc ở mèo được tìm thấy trên thành ruột, là thủ phạm gây ra các triệu chứng như viêm niêm mạc ruột, sụt cân và tiêu chảy ra nước. 

Các câu hỏi thường gặp

  1. Làm sao để biết mèo bị nhiễm giun?

    Các loại giun khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Do đó, bạn có thể theo dõi dấu hiệu của các loại giun trong phân mèo. Chú ý thêm đến các dấu hiệu nhiễm giun đường ruột ở mèo, như tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, giun trong chất nôn của mèo, v.v.

  2. Con người có thể nhiễm giun từ mèo không?

    Có, con người cũng có thể bị nhiễm giun từ mèo. Do đó bạn nên đeo găng tay khi cho mèo ăn hoặc dọn khay vệ sinh cho mèo. Nếu sử dụng tay trần, tránh đưa tay lên mắt, miệng và rửa tay thật sạch sau khi xong việc.

  3. Nên làm gì nếu mèo bị nhiễm giun?

    Nếu nghi ngờ mèo bị nhiễm giun, bạn nên đưa mèo đi khám bác sĩ thú y ngay. Tự ý cho mèo uống thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mèo. Thay vào đó, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi điều trị giun để được tư vấn cách cho mèo dùng thuốc tẩy giun và thời điểm mèo cần uống thuốc tẩy giun.

  4. Mất bao lâu để tẩy sạch giun cho mèo?

    Giun có thể nhân lên với tốc độ nhanh chóng và có thể tiếp tục tăng trưởng ngay cả sau khi cho mèo dùng liều thuốc tẩy giun đầu tiên. Do đó, quá trình tẩy giun cho mèo có thể kéo dài cả tháng để đảm bảo không còn giun.

  5. Tẩy giun cho mèo bằng phương pháp tự nhiên là như thế nào?

    Các loại thực phẩm như hạt bí ngô, hoa cúc, dừa, cà rốt và giấm táo có thể giúp tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên, để có phương pháp điều trị giun phù hợp nhất và được hướng dẫn cách cho mèo uống thuốc tẩy giun, bạn nên đến gặp bác sĩ thú y.

Whiskas product